CÔNG DỰNG VÀ CÁC LƯU Ý KHI CHỌN MUA SOUND CARD THU ÂM

Huyền Trang 16/07/2021
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI THIẾT BỊ THU ÂM LIVESTREAM CHÍNH HÃNG

1: Công dụng sound card thu âm trong phòng thu

Soundcard thu âm được sử dụng khi bạn cần thêm một mức độ chuyên nghiệp về hiệu suất âm thanh từ máy tính và khi một hoặc nhiều micro, nhạc cụ và các loại tín hiệu chuyên nghiệp khác cần được chuyển vào hoặc ra khỏi máy tính.

Soundcard thu âm phòng thu là một trong những thiết bị quan trọng mà bạn sẽ tìm thấy trong bất kỳ phòng thu tại nhà nào. Sound card thu âm là cầu nối giữa máy tính và phần còn lại của thiết bị thu âm của bạn.

Để sáng tạo và sản xuất âm nhạc của riêng bạn, bạn sẽ cần phải thu âm âm thanh vào DAW của máy tính phòng thu của bạn, và bạn cũng sẽ cần nghe lại âm nhạc thông qua loa kiểm âm phòng thu của bạn. Tất cả những điều này, và nhiều hơn nữa, được quản lý bởi soundcard thu âm.

 

2: Các lưu ý khi chọn mua sound card cho phòng thu

Mỗi chiếc soundcard thu âm sẽ bao gồm các tính năng chính thực hiện một số tác vụ nhất định cho bạn trong phòng thu. Dưới đây là sáu tính năng quan trọng nhất và một phác thảo ngắn gọn về những việc mà tính năng sẽ mang đến lợi ích gì cho bạn. Tất cả các tính năng đều quan trọng như nhau nếu bạn muốn chiếc sound card thu âm của mình mạnh mẽ và linh hoạt nhất có thể.

 

Kết nối

Một số soundcard thu âm kết nối với máy tính thông qua các cổng USB phổ biến, trong khi những chiếc soundcard khác sử dụng các kết nối đặc biệt hơn như khe PCMCIA. Khi bạn đang cân nhắc lựa chọn soundcard thu âm cho phòng thu của mình, điều quan trọng là xác định loại cổng kết nối cụ thể có sẵn trên máy tính của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tìm một chiếc sound card thu âm tương thích với máy tính của bạn và thu hẹp số lượng model thích hợp mà bạn có thể chọn.

Có rất nhiều sound card thu âm có sẵn trên thị trường kết nối thông qua cổng USB 1.0 và USB 2.0. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mua sound card thu âm kết nối thông qua các cổng FireWire. Nếu bạn sử dụng máy tính xách tay loại hiện đại (notebook computer), bạn sẽ tìm thấy những chiếc sound card kết nối thông qua các loại khe cắm ExpressCard và nếu bạn sử dụng máy tính để bàn, bạn có thể tham khảo các model kết nối thông qua các loại khe cắm PCI. Nếu bạn biết rõ loại cổng kết nối nào bạn sẽ sử dụng trên máy tính của mình, bạn có thể bắt đầu chọn mua sound card thu âm chuyên nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình.

Cổng kết nối tốt nhất để kết nối soundcard thu âm thanh với máy tính là cổng nào? Điều này phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn. Nếu bạn có kế hoạch theo dõi và thu âm bổ sung với nhiều micro hoặc nhạc cụ cùng một lúc, bạn nên sử dụng cổng tốc độ cao như FireWire. Nếu bạn không có kế hoạch thu âm với hơn hai micro cùng một lúc, bạn có thể sẽ cảm thấ thoải mái khi sử dụng soundcard USB 1.0. Nhu cầu của bạn đòi hỏi càng nhiều thì băng thông của soundcard thu âm mà bạn cần càng cao. Hệ phân cấp tốc độ băng thông soundcard thu âm từ thấp nhất đến cao nhất đi từ: USB 1.0, USB 2.0, FireWire, PCMCIA/ExpressCard, PCI.

 

Đầu vào và đầu ra

Số lượng đầu vào và đầu ra trên soundcard thu âm của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào loại công việc bạn muốn thực hiện với soundcard thu âm của bạn. Nếu bạn có kế hoạch thu âm với nhiều micro chuyên nghiệp, bạn cần tìm soundcard thu âm có nhiều đầu vào micro XLR. Nếu bạn hướng tới công việc thu âm giọng nói để sản xuất video, bạn có thể cần một chiếc soundcard thu âm chỉ với một đầu vào XLR duy nhất. Nếu bạn dự định chơi DJ với máy tính, bạn nên chọn soundcard thu âm có bốn đầu ra line-level (hai đầu ra được sử dụng để gửi bản phối âm thanh nổi của bạn đến hệ thống âm thanh tại nhà, hai đầu ra còn lại được sử dụng cho các bài hát cue riêng biệt).

Nếu nhu cầu chính của bạn là khả năng kết nối micro với máy tính, bạn nên tìm chiếc soundcard thu âm với các đầu vào micro XLR. Những chiếc micro chuyên nghiệp kết nối với giắc cắm XLR ba chân. Đầu nối XLR đáng để bạn đầu tư bởi vì chúng khóa vào vị trí và cung cấp một kết nối âm thanh an toàn hơn. Một chiếc soundcard thu âm được trang bị các đầu vào micro thu âm thường sẽ đi kèm với từ một đến tám đầu vào XLR.

Nhiều soundcard thu âm đi kèm với các giắc cắm được gọi là đầu vào “kết hợp”. Loại giắc cắm này kết hợp một đầu vào XLR ba chân với một đầu vào TRS 1/4” trong một ổ cắm. Đầu vào kết hợp có xu hướng gây nhầm lẫn cho mọi người, vì chúng trông khác với đầu vào XLR và TRS 1/4”, nhưng chúng chấp nhận cả hai loại phích cắm. Điều quan trọng là bạn phải tự làm quen với các đầu vào kết hợp để bạn biết chúng là gì khi bạn quyết định mua chiếc sound card thu âm tốt nhất cho mình.

 

Nguồn phantom

Một số micro yêu cầu một dòng điện nhỏ để hoạt động, trong khi các loại micro khác có khả năng thu âm mà không cần bất kỳ nguồn điện nào. Một số loại micro chạy bằng pin, trong khi các loại micro khác được cấp nguồn từ thiết bị mà chúng đã cắm vào. Nó được gọi là nguồn phantom khi thiết bị mà micro được cắm vào cung cấp điện. Hầu hết những chiếc soundcard thu âm có tính năng đầu vào micro cũng sẽ cung cấp nguồn phantom. Bởi vì chỉ một số loại micro nhất định yêu cầu nguồn phanom nên soundcard thu âm có công tắc để bật và tắt. Bên cạnh việc được gọi là nguồn phantom, nó còn được gọi là “+48V”.

 

Tiền khuếch đại micro

Khi bạn thu âm âm thanh bằng micro, tín hiệu điện được tạo ra thực sự rất yếu. Vì vậy, trước khi tín hiệu được truyền đến các thiết bị phòng thu khác để xử lý thêm, nó cần được tăng cường. Đây là công việc của tiền khuếch đại.

Mỗi đầu vào micro mà bạn tìm thấy trên soundcard thu âm sẽ có tiền khuếch đại micro dành riêng cho chính chiếc micro đó. Chất lượng của tiền khuyếch đại thường là những tiêu chí để phân biệt các sound card thu âm cao cấp với các soundcard thu âm giá rẻ. Đây là một trong những lý do tại sao những dòng soundcard thu âm Focusrite Scarlett được đánh giá cao và phổ biến – Focusrite tạo ra các tiền khuếch đại micro rất tốt.

 

Bộ chuyển đổi AD/DA

Trong thế giới thực, chúng ta nghe thấy âm thanh dưới dạng sóng analog, nhưng máy tính hoạt động trong miền kỹ thuật số. Hai thế giới này không thể giao tiếp trực tiếp với nhau, vậy làm sao để giải quyết vấn đề này?

Khi bạn thu âm âm thanh thông qua một chiếc micro, tín hiệu sẽ chuyển qua bộ chuyển đổi tương tự sang số (AD) bên trong soundcard để máy tính có thể xử lý tín hiệu. Khi máy tính phát ra âm thanh, tín hiệu cần được chuyển đổi từ kỹ thuật số trở lại analog. Bộ chuyển đổi kỹ thuật số sang tương tự (DA) bên trong soundcard sẽ đảm nhiệm công việc này.

Khi tham khảo các loại sound card thu âm, bạn cần kiểm tra xem soundcard thu âm phòng thu mà bạn quan tâm có được trang bị bộ chuyển đổi AD/DA tốt hay không. Cũng giống như tiền khuếch đại, bộ chuyển đổi AD/DA có thể có ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm thanh. Hầu hết các thương hiệu lớn, như Focusrite và PreSonus, sẽ luôn sử dụng các bộ chuyển đổi chất lượng tuyệt vời bên trong những sản phẩm soundcard thu âm của họ.

 

Theo dõi trực tiếp và Độ trễ

Khi bạn đang thu âm, bạn cần nghe tín hiệu đó ngay lập tức trong tai nghe để có thể phát phần của mình với thời gian chính xác. Theo dõi trực tiếp cho phép bạn làm điều này – nó sẽ gửi tín hiệu đầu vào thẳng về phía bạn, trực tiếp ra khỏi tai nghe và loa kiểm âm.

Nếu bạn không có tính năng này, tín hiệu sẽ phải đi qua soundcard, được xử lý bởi máy tính của phòng thu, sau đó quay trở lại soundcard. Quá trình này làm phát sinh độ trễ – độ trễ thời gian nhỏ giữa những gì bạn chơi và những gì bạn nghe lại. Đó là lý do tại sao theo dõi trực tiếp còn được gọi là theo dõi với độ trễ bằng không.

Sự chậm trễ nhỏ chỉ vài mili giây này có thể gây ra nhiều vấn đề với việc phát đúng giờ. Điều này sau đó sẽ phá vỡ chất lượng thu âm và mọi thứ sẽ bắt đầu sụp đổ khá nhanh. Vì vậy, thu âm với chức năng theo dõi với độ trễ bằng không là rất quan trọng trong phòng thu tại nhà hiện nay.

 

Nên lựa chọn phụ kiện nào cho soundcard thu âm?

Soundcard thu âm thường đóng vai trò là trái tim của một phòng thu. Hầu hết các công cụ thiết yếu được sử dụng trong phòng thu sẽ được kết nối với soundcard một cách trực tiếp và gián tiếp. Trong số đó, loa kiểm âm phòng thu có sẵn công suất có xu hướng là công cụ phổ biến nhất được sử dụng với soundcard thu âm. Các dây cáp sẽ có chiều dài khác nhau, tùy thuộc vào thiết lập của bạn, với các điểm kết thúc phù hợp cho từng thiết bị âm thanh. Chúng có thể là TS ¼” sang TS ¼”, TRS ¼” sang TRS ¼”, TRS ¼” sang XLR, XLR sang XLR, v.v.

Với những chiếc loa kiểm âm phòng thu có sẵn công suất, bạn có thể nghe chính xác những gì bạn đang thực hiện. Khi bạn cần theo dõi công việc của mình một cách riêng tư, một cặp tai nghe phòng thu tốt là một công cụ thiết yếu.

Nhu cầu cắm micro chất lượng chuyên nghiệp vào máy tính là lý do phổ biến nhất khiến mọi người chọn mua soundcard thu âm. Đương nhiên, có một vài chiếc micro phòng thu tốt để sử dụng với soundcard thu âm của bạn là một ý tưởng tốt. Sở hữu một chiếc micro điện động chắc chắn là một khởi đầu tuyệt vời. Việc bổ sung một chiếc micro điện dung màng lớn sẽ thực sự mở rộng bảng màu âm thanh của bạn và cho phép bạn sử dụng tốt các công tắc nguồn phantom. Bên cạnh đó, micro điện dung màng nhỏ thực sự tuyệt vời để thu âm cymbal và các nhạc cụ khác nhau. Và một chiếc micro ruy băng sẽ làm tròn bộ sưu tập micro của bạn với khả năng thu ậm những tần số trung bình mượt mà.

 

Bạn đang xem: CÔNG DỰNG VÀ CÁC LƯU Ý KHI CHỌN MUA SOUND CARD THU ÂM
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0982073042
x
}