-
- Tổng tiền thanh toán:
MIDI Keyboard là 1 trong những công cụ không thể thiếu đối với một bedroom producer. Đàn MIDI Keyboard không những chỉ phục vụ mục đích sản xuất âm nhạc mà còn có thể được sử dụng như 1 chiếc đàn Piano thông thường để tập luyện hay học nhạc vậy.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã đàn MIDI từ nhiều nhà sản xuất khác nhau với rất nhiều sự lựa chọn về độ nặng phím, kích thước và tính năng. Qua bài viết này SEA STUDIO hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các tiêu chí lựa chọn mua đàn MIDI dựa trên mục đích sử dụng và từ đó đưa ra quyết định mua thật đúng đắn nhé !
MIDI keyboard controller nào tốt nhất? Việc lựa chọn keyboard MIDI phù hợp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng của riêng bạn. Dưới đây là 5 tiêu chí mà bạn có thể tham khảo để biết mình cần phải tìm kiếm những tính năng nào khi chọn mua MIDI keyboard.
1: Số lượng phím
MIDI keyboard thông thường hiện nay được phân loại theo số lượng phím, bao gồm 25, 37, 49, 61, 88 phím tương ứng 2,3,4,5,7 quãng tám. Ngoài ra, cũng có MIDI keyboard 32 và 73 phím nhưng loại này không phổ biến.
Tùy vào cách bạn phối nhạc và dòng nhạc bạn hướng tới mà bạn nên chọn mua keyboard cho phù hợp. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên làm nhạc acoustic, pop, ballad và để chơi được piano tương đối thoải mái thì tốt nhất là bạn nên chọn loại 88 hoặc ít nhất là 61 phím. Trong khi đó, đối với đàn dây, bass, v.v. thì 49 phím là đủ. Các bạn chuyên làm EDM nếu cần một keyboard input note thì 37 hoặc 49 phím là tương đối ổn.
2: Độ nặng nhẹ phím
Về cơ bản, phím của keyboard được chia thành 3 loại:
Fully-weighted hammer: phím nặng được tái tạo để mang lại cảm giác giống piano cơ, thường nặng tương đương 80-90% so với acoustic piano. Các model điển hình: Arturia Keylab 88, MPK 88, NI Komplete S88 hoặc các dòng piano điện của Roland, Yamaha, Korg.
Semi-weighted: có thể hiểu nôm na là phím nửa treo. Độ nặng khoảng 50% so với piano cơ. Model điển hình: Arturia Keylab mk2, Novation SL mk3, Nektar Panorama hoặc các dòng organ quen thuộc ở Việt Nam như Yamaha PSR-S700, 900, Korg PA600, 800, 900, Roland XPS-30.
Synth: phím nhẹ, hầu như không có độ nặng. Các model phổ biến có thể kể đến như: Nektar GX, LX, Arutria Essential, Novation Launchkey hoặc các đàn organ như Yamaha NP-30, Casio LTK.
Một số MIDI keyboard thì phím có thêm aftertouch, tính năng này chủ yếu dùng cho những tiếng synth để modulate biến đổi tiếng khi giữ lâu.
3: Tầng tốc độ
Bên cạnh độ nặng nhẹ của phím thì có một điều nữa mà ít người để ý đến là touch response hay còn gọi là phản ứng với tốc độ rất quan trọng. Nghĩa là mỗi chiếc MIDI keyboard được tạo ra, cho dù là cùng semi-weighted nhưng nó có thể đánh ra được hết bao nhiu layer sample của một bộ tiếng. Ví dụ, một bộ tiếng piano, nhà sản xuất làm ra 16 layer, thì có loại keyboard chỉ đánh ra được 7 hoặc 8 layer, có loại cũng là semi-weighted nhưng đánh ra đươc 10 đến 12 layer. Nghĩa là đây là độ tỉ mỉ để dành cho những bạn đánh rất khắt khe về dynamic của mình, chẳng hạn như người chơi piano cổ điển, orchestral, khi mà việc thay đổi đã quen trên piano cơ.
Đây không đơn thuần là con số tốc độ từ 0-127, loại nào cũng có thể dao động trong khoảng đó, nhưng quan trọng là nó chia ra được mấy tầng để thực sự tái tạo được tầng tốc độ. Thông thường, full-weighted MIDI hoặc piano sân khấu làm tốt điều này hơn và có thể ra tới 16 sample trở lên.
4: Kích thước phím
Kích thước phím của chia làm 3 loại: phím full size, phím mini và phím slim (giữa fullsize và mini).
Tay bạn nào to nhỏ đánh phím nào thoải mái thì cũng nên cân nhắc thật kỹ khi xét đến cách chọn mua MIDI keyboard. Tốt nhất, bạn để đánh thử để chắc chắn rằng kích thước phím của MIDI keyboard mà bạn chọn phù hợp với bạn.
5: Thiết kế chức năng kèm theo
Một số MIDI keyboard đôi khi đắt tiền hơn vì có thiết kế pad, knob (nút vặn), fader và hơn thế nữa. Những chức năng này phù hợp cho người làm nhạc EDM hoặc trộn nhạc có thể chỉnh trực tiếp bằng phần cứng mà không cần dùng chuột.
Ngoài ra, một số dòng keyboard hiện nay của một vài hãng được thiết kế cho một DAW nào đó cụ thể để khi cắm vào sẽ tự động khớp (mapping) với DAW để điều chỉnh các tính năng trong đó như: mixer, volume, pan, thông số các VSTI thông qua các nút vặn hay fader. Điển hình la Novation, Native Instruments, Arturia.
Trong tương lai, chúng ta chắc chắn sẽ thấy nhiều thiết kế sáng tạo hơn từ công nghệ cho đến các tính năng trên những chiếc MIDI keyboard. Theo kịp xu hướng là điều quan trọng, nhưng mục tiêu phải luôn là tìm thiết bị MIDI phù hợp với bạn. Do đó, chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ về cách chọn mua MIDI keyboard trong bài viết này thực sự có thể giúp ích cho bạn trong khi tìm hiểu về MIDI keyboard.
Các tin khác